top of page

Gucci Rời Bỏ Fashion Week Và Tương Lai Của Các Tuần Lễ Thời Trang

[Bilingual🇻🇳🇬🇧] Chia sẻ gần nhất của giám đốc sáng tạo Gucci - Alessandro Michele liên quan đến việc tách khỏi các tuần lễ thời trang đã đặt ra câu hỏi: Ai sẽ tiếp tục hưởng ứng cuộc cách mạng xanh trong ngành thời trang



Trong vài tuần gần đây, chúng ta đã chứng kiến sức ảnh hưởng toàn cầu của #CoronaVirus đến ngành thời trang. J.Crew đệ đơn phá sản, Adidas không đạt doanh thu như dự kiến với 93% lợi nhuận sụt giảm trong Quý I,...Đại dịch Covid 19 đang làm rung chuyển thế giới thời trang đến tận cốt lõi của ngành công nghiệp tỷ đô này. Sức ảnh hưởng của nó khiến hai “Chú gà đẻ trứng vàng” nhà Kering SA - Gucci và Saint Laurent - có những động thái quyết liệt nhằm thực hiện “Cuộc cách mạng xanh” trong ngành thời trang. 

“Và trên hết, tôi muốn gác lại những định nghĩa về các bộ sưu tập Du Lịch (Cruise), Tiền Thu Đông, Xuân Hè, Thu Đông..."

Chia sẻ của Giám Đốc Sáng Tạo Alessandro Michele trên tài khoản Instagram


Cụ thể, nối gót động thái của Saint Laurent trong việc tách khỏi khuôn khổ các tuần lễ thời trang và kêu gọi các nhà thiết kế khác để đại tu hệ thống thời trang, Gucci cũng đã ra mắt một thông báo không chính thức thông qua tài khoản Instagram của Alessandro Michele về việc tự tổ chức chỉ hai show diễn một năm (Tạm dịch): “Và trên hết, tôi muốn gác lại những định nghĩa về các bộ sưu tập Du Lịch (Cruise), Tiền Thu Đông, Xuân Hè, Thu Đông. Tôi nghĩ rằng những từ ngữ này đã cũ kĩ và thiếu thốn. Nó gắn với những bài diễn thuyết bâng quơ không có ý nghĩa”. Theo BOF, nhà mốt nước Ý dự kiến sẽ tổ chức một buổi họp báo ảo vào thứ 2 tuần này để ra thông báo chính thức.  Phản ứng của các thương hiệu đối thủ Động thái rõ ràng và quyết liệt như vậy, nhưng câu hỏi được đặt ra là “Ai sẽ tiếp tục ủng hộ cuộc cách mạng này?”. Trong khi ở một diễn biến khác, LVMH - Tập đoàn kinh doanh xa sỉ phẩm thâu tóm Dior, Fendi, Celine, Louis Vuitton, vẫn tuyệt nhiên chưa đưa ra động thái ủng hộ nào.



Sức ảnh hưởng của các tuần lễ thời trang Fashion Week - sự kiện mà bất cứ ai trót dành trái tim mình cho thời trang đều mong muốn một lần được chiêm ngưỡng và trải nghiệm. Nhưng đằng sau ánh hào quang của sàn runway là những con số chúng ta không thể làm ngơ. Theo số liệu của Zero to Market, trong năm 2018, lượng khí nhà kính thải ra bởi việc di chuyển để tham dự các tuần lễ thời trang và tradeshow lớn là 241.000 tấn carbon dioxide, tương đương với mức năng lượng để thắp sáng cho quảng trường Times suốt 58 năm. Vào tháng 09/2019 dòng chữ “Không có thời trang trên một hành tinh chết!” xuất hiện nổi bật trên những băng rôn bên ngoài tuần lễ thời trang London. Một nhóm nghệ sĩ cùng những người biểu tình đã trình diễn một “đám tang cho thời trang” trong chiến dịch thôi thúc hội đồng thời trang Anh dừng tổ chức tuần lễ thời trang Thu Đông 2020. Đứng sau cuộc biểu tình này là Fashion Revolution và Extinction Rebellion — hai tổ chức đã và đang nỗ lực cải cách nền công nghiệp thời trang.  Tuy nhiên, câu chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều nếu vấn đề mà ngành công nghiệp tỉ đô mang lại chỉ là 4 tuần lễ thời trang trong năm. Cuộc chạy đua về doanh thu đã kéo theo các bộ sưu tập Resort, Capsule, Pre-Fall,...dạ tiệc thời trang diễn ra dường như quanh năm để phục vụ nhu cầu “Nếu một bộ cánh đã xuất hiện trên Instagram của tôi, tức là nó đã cũ”. Cùng lúc đó, cách xa kinh đô thời trang gần 7 ngàn cây số về phía đông; ở Bangladesh, Palestine và nhiều nước khác, các nhà máy sản xuất vải và gia công trang phục đang phải vận hành với điều kiện làm việc tồi tệ, nếu không muốn nói là nguy hiểm.  “Liệu đã đến lúc những show diễn thời trang dừng lại?” Cùng v