
Nhắc đến thời trang, nếu không phải trở thành nhà thiết kế thì có lẽ, vị trí phổ biến thứ hai mà chúng ta đều nghĩ đến có lẽ là Stylist. Nhưng để vận hành cả một ngành công nghiệp với lợi nhuận hơn 25 tỷ đô (2019), như vậy là chưa đủ. Cùng Ceci Antidote điểm mặt Top 5 công việc thú vị trong ngành thời trang mà không phải ai cũng biết.
Giám Đốc Sáng Tạo - Creative Director
Giám Đốc Sáng Tạo (CD) có lẽ là vị trí cao nhất trong sự nghiệp của một người làm thiết kế thời trang. Ở vị trí này, người đứng đầu cần chịu trách nhiệm cho tất cả performance (hiệu suất) của một BST như: các thiết kế, ý nghĩa, đánh giá từ giới chuyên môn và thậm chỉ là cả doanh số. Chính vì vậy, sự sáng tạo của họ luôn được đặt song hành với yếu tố thương mại, đặc biệt với các nhà mốt lớn, khi “tài năng" của một giám đốc sáng tạo sẽ được thể hiện trực tiếp qua Financial Report - Báo cáo Tài chính được công khai hàng năm.
Ngành học: thiết kế thời trang, thiết kế đồ hoạ, tiếp thị, quản trị kinh doanh,....

Nhiếp Ảnh Gia Thời Trang - Fashion Photographer
Nếu CD tạo ra sản phẩm thì nhiếp ảnh gia thời trang là những người đem sản phẩm ấy đến gần hơn với công chúng thông qua các bộ hình tĩnh. Làm sao để thể hiện được sự sống động của màu sắc, chất liệu, thần thái của người mẫu? Làm sao chuyền tải được đúng ý nghĩa và tinh thần của BST thông qua những bức ảnh tĩnh. Tất cả phụ thuộc vào tài năng của người trực tiếp bấm máy.
Nhiếp ảnh gia thời trang có thể đi theo những hướng chuyên sâu hơn như nhiếp ảnh gia chụp campaign, nhiếp ảnh gia đường phố (chụp streetstyle), nhiếp ảnh gia beauty,...Mỗi vị trí đòi hỏi tài năng và kinh nghiệm chuyên môn riêng.
Ngành học: nhiếp ảnh (photography), phóng viên ảnh (photojournalism), nghệ thuật thị giác (visual art), sản xuất phim và hình ảnh,...

Buyer
Khác với người tiêu thụ sản phẩm (consumer) hay người sử dụng sản phẩm (customer), buyer (người mua) chỉ những nhân vật đại diện cho các nhà bán lẻ. Nói cách khác, là những người “bỏ sỉ" - đặt một số lượng lớn sản phẩm của các hãng thời trang để tự bày bán tại (hệ thống) cửa hàng của mình. So sánh một cách gần gũi, các “lái buôn Quảng Châu" tại Việt Nam cũng có thể được coi là một dạng buyer khi đến các chợ lớn, tập trung nhiều nhãn hàng để lựa chọn, mua sỉ những sản phẩm từ Quảng Châu về Việt Nam. Ở quy mô lớn hơn, Nordstrom, Macy’s, Farfetch, hay Net-a-Porter là những nhà bán lẻ như vậy. Buyer có vị trí quan trọng đối với thương hiệu không kém gì celeb hay khách hàng VIP bởi họ ảnh hưởng trực tiếp đến dây chuyền sản xuất và doanh thu của thương hiệu.
Ngành học: trưng bày (fashion merchandising), quản trị kinh doanh, bán lẻ, thiết kế thời trang...

Biên Tập Viên Thời Trang - Fashion Editor
Là một vị trí trong ngành truyền thông nói chung, biên tập viên (BTV) hay tổng biên tập của một toà soạn, đài truyền hình hay một tổ chức đưa tin bất kỳ có nhiệm vụ giám sát và quản lý, điều phối hoạt động trong tổ chức ấy. Giống như biên tập viên kinh tế hay chính trị, ngoài kiến thức và kĩ năng chuyên ngành truyền thông báo chí, họ cũng cần trang bị cho mình kiến thức thời trang, nghệ thuật và gu thẩm mỹ riêng.
Ngành học: báo chí, truyền thông, nghệ thuật thị giác (visual art), quan hệ công chúng, quan hệ báo chí,....

Tiếp Thị Thời Trang - Fashion Marketing/ Marketer
Vị trí tiếp thị thời trang được miêu tả khá cụ thể qua bộ phim Emily In Paris. Về cơ bản, bộ phận marketing bao gồm nhiều vị trí và có nhiệm vụ giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm của mình và tạo mối liên kết giữa hai bên.
Ngành học: tiếp thị (marketing) thời trang, truyền thông, quản lý kinh doanh,...
Và còn rất nhiều vị trí khác trong ngành công nghiệp thời trang như blogger, thiết kế hoạ tiết, visual merchandiser,... 💬 Comment “💙” bên dưới nếu bạn muốn mình viết thêm về chủ đề này nhé!